Thể thao 7M Thêm lưu
Trang chủ - Lịch sử - Giải vô địch bóng đá thế giới 2006

Giải vô địch bóng đá thế giới 2006

Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 hay còn gọi là Cúp bóng đá thế giới 2006 (tên chính thức là 2006 FIFA World Cup Germany / FIFA Fußball-Weltmeisterschaft Deutschland 2006™) được tổ chức từ 9 tháng 6 đến 9 tháng 7 năm 2006 tại 12 thành phố của Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ mười tám và là lần thứ 2 được tổ chức ở Đức (lần trước vào năm 1974).


Logo World Cup 2006

Số đội 197
(vòng chung kết: 32)
Quốc gia đăng cai Đức
Đội vô địch Ý (vô địch lần 4)
Số trận đấu 64
Số bàn thắng 147
(2,3 bàn/trận)
Tổng số khán giả 3.353.655
(52.401 người/trận)
Vua phá lưới Miroslav Klose (5 bàn)

Vòng bảng

Bảng A

Ngày 9/6/2006: Đức - Costa Rica: 4-2
Ba Lan - Ecuador: 0-2
Ngày 14/6/2006: Đức - Ba Lan: 1-0
Ngày 15/6/2006: Ecuador - Costa Rica: 3-0
Ngày 20/6/2006: Ecuador - Đức: 0-3
Costa Rica - Ba Lan: 1-2

Bảng B

Ngày 10/6/2006: Anh - Paraguay: 1-0
Trinidad và Tobago - Thụy Điển: 0-0
Ngày 15/6/2006: Anh - Trinidad và Tobago: 2-0
Thụy Điển – Paraguay: 1-0
Ngày 20/6/2006: Paraguay - Trinidad và Tobago: 2-0

Bảng C

Ngày 10/6/2006: Argentina - Bờ Biển Ngà: 2-1
Ngày 11/6/2006: Serbia và Montenegro - Hà Lan: 0-1
Ngày 16/6/2006: Argentina - Serbia và Montenegro: 6-0
Hà Lan - Bờ Biển Ngà: 2-1
Ngày 16/6/2006: Hà Lan - Argentina: 0-0
Bờ Biển Ngà - Serbia và Montenegro: 3-2

Bảng D

Ngày 11/6/2006: Mexico - Iran: 3-1
Angola - Bồ Đào Nha: 0-1
Ngày 16/6/2006: Mexico - Iran: 0-0
Ngày 17/6/2006: Bồ Đào Nha - Iran: 2-0
Ngày 21/6/2006: Bồ Đào Nha - Mexico: 2-1
Iran - Angola: 1-1

Bảng E

Ngày 12/6/2006: Hoa Kỳ - Cộng hòa Séc: 0-3
Ý - Ghana: 2-0
Ngày 17/6/2006: Cộng hòa Séc - Ghana: 0-2
Ý - Hoa Kỳ: 1-1
Ngày 22/6/2006: Cộng hòa Séc - Ý: 0-2
Ghana - Hoa Kỳ: 2-1

Bảng F

Ngày 12/6/2006: Úc - Nhật Bản: 3-1
Brasil - Croatia: 1-0
Ngày 18/6/2006: Croatia - Nhật Bản: 0-0
Brasil -Úc: 2-0
Ngày 22/6/2006: Nhật Bản - Brasil: 1-4
Croatia -Úc: 2-2

Bảng G

Ngày 13/6/2006: Hàn Quốc -Togo: 2-1
Pháp - Thụy Sĩ: 0-0
Ngày 18/6/2006: Pháp - Hàn: 1-1
Ngày 19/6/2006: Togo - Thụy Sĩ: 0-2
Ngày 23/6/2006: Togo - Pháp: 0-2
Thụy Sĩ - Hàn Quốc: 2-0

Bảng H

Ngày 14/6/2006: Tây Ban Nha - Ukraina: 4-0
Tunisia - Ả Rập Saudi: 2–2
Ngày 19/6/2006: Ả Rập Saudi - Ukraina: 0-4
Tây Ban Nha -Tunisia: 3-1
Ngày 23/6/2006: Ả Rập Saudi - Tây Ban Nha: 0–1
Ukraina - Tunisia: 1-0

Vòng 1/8

Ngày 24/6/2006: Đức - Thụy Điển: 2-0
Argentina - Mexico: 2-1 (hiệp phụ)
Ngày 25/6/2006: Anh - Ecuador: 1-0
Bồ Đào Nha - Hà Lan:1-0
Ngày 26/6/2006: Ý - Úc: 1-0
Thụy Sĩ - Ukraina: 0-0 (hiệp phụ), 0–3 (phạt đền)
Ngày 27/6/2006: Brasil - Ghana: 3-0
Tây Ban Nha - Pháp: 1-3

Tứ kết:
Ngày 30/6/2006: Đức - Argentina: 1-1 (hiệp phụ), 4-2 (phạt đền)
Ý - Ukraina: 3-0
Ngày 1/7/2006: Anh - Bồ Đào Nha: 0-0 (hiệp phụ), 1-3 (phạt đền)
Brasil - Pháp: 0-1

Bán kết

Ngày 4/7/2006: Đức - Ý: 0–2 (hiệp phụ)
Ngày 5/7/2006: Bồ Đào Nha – Pháp: 0-1

Tranh Hạng Ba

Ngày 8/7/2006: Đức- Bồ Đào Nha: 3-1

Chung kết

Ngày 9/7/2006: Ý – Pháp: 1–1 (hiệp phụ) 5–3 (phạt đền)

Vô địch World Cup 2006:
Ý (lần thứ tư)

Cầu thủ đội tuyển Croatia Josip Šimunić trở thành cầu thủ đầu tiên (và có thể là duy nhất) bị phạt 3 thẻ vàng trong một trận đấu. Josip Šimunić bị trọng tài người Anh Graham Poll phạt thẻ vàng vào các phút thứ 61, 90 (quên không rút thẻ đỏ) và 92 trong trận đấu Croatia - Úc ngày 22 tháng 6 . Ronaldo lập kỷ lục ghi bàn mới tại các kỳ World Cup. Với 3 bàn thắng có được tại World Cup 2006, tiền đạo người Brasil này đã có tổng cộng 15 bàn thắng (sau khi tham dự 3 kỳ World Cup 1998, 2002, và 2006), vượt qua kỷ lục 14 bàn của Gerd Müller được xác lập cách đây 32 năm (sau khi tham dự 2 kỳ World Cup 1970, 1974).

Quả bóng vàng được trao cho Zinedine Zidane (Pháp) - một quyết định gây tranh cãi. Bộ đôi tấn công của nước chủ nhà Đức chia nhau hai giải cá nhân: Chiếc giày vàng thuộc về Miroslav Klose (5 bàn), còn Lukas Podolski được bình chọn là Cầu thủ trẻ hay nhất (ghi 3 bàn). Gianluigi Buffon của Ý được bình chọn là thủ môn hay nhất (chỉ để thủng lưới 2 bàn, trong đó có một bàn phản lưới nhà).

Thụy Sĩ đã xác lập được hai kỷ lục mới tại các kỳ World Cup sau trận gặp Ukraina. Lần đầu tiên trong 76 năm lịch sử của giải, có một ĐT không để thủng lưới trong tất cả các trận đấu tại một kỳ World Cup. Họ cũng trở thành đội tuyển đầu tiên không ghi được bàn nào trong một loạt sút luân lưu khi để thua trắng 0-3 trong trận tứ kết gặp Ukraina sau khi hòa 0-0 trong 90 phút thi đấu chính thức.

Với 8 thẻ vàng và 4 thẻ đỏ gián tiếp dành cho Costinha, Deco, Boulahrouz, Bronckhorst, trận đấu Bồ Đào Nha – Hà Lan (1-0) đã trở thành trận đấu có nhiều thẻ đỏ nhất trong lịch sử các vòng chung kết bóng đá thế giới. Điều khiển trận đấu này là trọng tài Ivanov (Nga).

Đức đã vượt qua thành tích của Mexico để trở thành ĐT đầu tiên được đá ở 4 trận khai mạc (năm 1938, 1978, 1994 và 2006).

Bàn thắng sớm nhất của giải được ghi ở giây 67, do công của Asamoah Gyan trong trận gặp Cộng hòa Séc (2-0). Bàn thắng sớm nhất trong lịch sử các vòng chung kết bóng đá thế giới vẫn thuộc về Hakan Sukur (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong trận gặp Hàn Quốc ở World Cup 2002, anh đã ghi bàn ngay ở giây thứ 11 của trận đấu.

Năm đội tuyển có huấn luyện viên trưởng là người Brasil: Brasil (Carlos Alberto Parreira), Costa Rica (Alexandre Guimaraes), Nhật Bản (Zico), Bồ Đào Nha (Luiz Felipe Scolari) và Ả Rập Saudi (Marcos Paqueta).

Bốn đội tuyển có huấn luyện viên trưởng là người Hà Lan: Hà Lan (Marco van Basten), Hàn Quốc (Dick Advocaat), Trinidad và Tobago (Leo Beenhakker) và Úc (Guus Hiddink).

Khi Serbia và Montenegro tuyên bố tách lập thành Serbia và Montenegro vào ngày 5 tháng 6 năm 2006, đây là lần đầu tiên tại giải có một đội tuyển tham dự cho một quốc gia không còn tồn tại nữa.

Nếu không kể giải vô địch lần thứ nhất năm 1930, đây là lần có nhiều đội tuyển tham dự lần đầu tiên nhất (8 đội).

Trọng tài người Argentina Horacio Elizondo trở thành trọng tài đầu tiên được bắt chính cả hai trận đấu khai mạc và chung kết trong cùng một vòng chung kết. Ngoài ra, ông còn lập kỷ lục bắt chính 5 trận trong cùng một vòng chung kết.

Các giải thưởng

Cầu thủ xuất sắc nhất (giải Quả bóng vàng): Zinédine Zidane
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất (giải Chiếc giày vàng): Miroslav Klose (5 bàn)
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất: Lukas Podolski
Thủ môn xuất sắc nhất (giải Yashin): Gianluigi Buffon
Đội bóng chiếm giải phong cách (fair play): Brasil và Tây Ban Nha
Đội bóng gây nhiều hào hứng nhất: Bồ Đào Nha

Thành phố và sân vận động
BXH
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
    Tất cả nội dung của website này đều lấy múi giờ GMT+0800 làm tiêu chuẩn nếu không có quy định khác,xin chú ý.
    Copyright © 2003 - giữ bản quyền,www.7mvn.com bảo lưu tất cả quyền lợi.